Ứng dụng phòng chống dịch – Vì sao không?
Tại sao phải sử dụng ứng dụng phòng chống dịch? Giải pháp thiết thực cho app chống dịch được triển khai như thế nào?

Có quá nhiều ứng dụng để khai báo y tế, sổ sức khỏe điện tử, tiêm chủng, phòng chống dịch COVID-19,... đang được triển khai khiến người dân “loạn” và khó khăn trong việc sử dụng ứng dụng phòng chống dịch. Vậy, giải pháp thiết thực cho app chống dịch được triển khai như thế nào? Cùng Sbiz.vn tìm hiểu ngay!

Ứng dụng phòng chống dịch

Ứng dụng phòng chống dịch

Vì sao có quá nhiều ứng dụng phòng chống dịch?

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ra đời, đây là công cụ đắc lực giúp Nhà nước quản lý và người dân chủ động hơn trong việc phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn có không ít người dân chưa thật sự quan tâm và sử dụng ứng dụng phòng dịch. 

Thiếu sự thống nhất và kế thừa thông tin

Tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp, để phục vụ cho công tác phòng chống dịch cũng như truy vết, các đơn vị đã cho ra mắt hàng loạt app khai báo y tế, app chống dịch và trang web như: Bluezone, Sổ sức khỏe điện tử, VHD, tokhaiyte.vn, suckhoe.dancuquocgia.gov.vn,…

Có quá nhiều ứng dụng phòng chống dịch

Có quá nhiều ứng dụng phòng chống dịch

Cùng với đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát triển 6 nền tảng phòng chống dịch COVID-19 gồm: 

  • Nền tảng khai báo y tế và quản lý vào, ra các địa điểm công cộng bằng QR Code.

  • Nền tảng quản lý tiêm chủng.  

  • Nền tảng quản lý lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm.

  • Nền tảng hỗ trợ truy vết.

  • Nền tảng giám sát cách ly.

  • Nền tảng phân tích số liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo.

Trong số đó, có 3 nền tảng bắt buộc sử dụng chung trên toàn quốc:

  • Nền tảng khai báo y tế và quản lý vào, ra các địa điểm công cộng bằng QR Code.

  • Nền tảng quản lý tiêm chủng.  

  • Nền tảng quản lý lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm.

Trên thực tế, rất nhiều người dân bức xúc và lúng túng khi phải sử dụng quá nhiều ứng dụng phòng chống dịch và nền tảng như vậy.

Theo chia sẻ của anh N.V.P (Thanh Trì, Hà Nội), khi được tiêm mũi 1 tại cơ sở y tế, anh được yêu cầu khai báo qua ứng dụng VHD và cập nhật thông tin trên Sổ sức khỏe điện tử. Tuy nhiên, khi được tiêm mũi 2, anh được yêu cầu khai báo trên Bluezone. Khi thực hiện khai báo trên ứng dụng phòng chống dịch này, toàn bộ lịch sử khai báo y tế trên ứng dụng VHD không được cập nhật vào Bluezone.

Tương tự, chị Thảo (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, hàng ngày chị nghe loa phường thông báo phải cài đặt ứng dụng phòng chống dịch qua app Bluezone nhưng khi đi làm ở công ty thì khai báo y tế ở một ứng dụng khác. Điều này khiến chị bối rối, không biết đâu mới là ứng dụng phòng chống dịch chính thống.

Khai báo thông tin trên nhiều ứng dụng

Khai báo thông tin trên nhiều ứng dụng

Chưa đưa IoT vào trong ứng dụng

Một trong những ứng dụng được mong chờ nhất khi IoT (Internet of Thing) xuất hiện đó là cải thiện hệ thống sức khỏe con người, giảm thiểu căng thẳng cho các chuyên gia y tế và giúp bệnh nhân tự điều trị ngay tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Ứng dụng phòng chống dịch này sẽ là tiềm năng to lớn trong ngành “công nghiệp chăm sóc sức khỏe”. 

Hậu quả khi khai báo y tế một cách tràn lan

Hiện nay, có rất nhiều người khai báo y tế tràn lan trên nhiều ứng dụng, điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả như:

Rò rỉ thông tin cá nhân

Khi khai báo y tế trên nhiều ứng dụng có thể khiến toàn bộ thông tin cá nhân được hiển thị công khai, không có dấu hiệu mã hóa. Các thông tin như: họ tên, số điện thoại, địa chỉ cư trú, năm sinh,... đều không được mã hóa, không có biện pháp giới hạn phương thức tiếp cận nên bất kỳ ai cũng có thể xem được dữ liệu của người khác. Những thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp hoặc bị kẻ xấu sử dụng vào mục đích khác.

Bộ nhớ điện thoại quá tải khi phải lưu nhiều app

Tải quá nhiều ứng dụng để khai báo y tế sẽ khiến bộ nhớ điện thoại quá tải, bởi vì một số điện thoại có dung lượng lưu trữ thấp, việc tải quá nhiều ứng dụng trên máy sẽ khiến điện thoại chạy chậm. Điều này khiến người dân cảm thấy mệt mỏi và lo lắng vì chưa có giải pháp cải tiến hiệu quả để thống nhất dùng chung 1 ứng dụng phòng chống dịch. 

Người dân hoang mang

Chia sẻ về việc phải lựa chọn quá nhiều ứng dụng phòng chống dịch, anh Trần Minh Hải (Long Biên, Hà Nội) tâm sự: “Tôi được tổ trưởng dân phố yêu cầu cài đặt app Bluezone để khai báo y tế, tuy nhiên khi đi làm thì công ty lại yêu cầu khai báo qua một ứng dụng khác. Điều này khiến tôi hoang mang, không biết app nào của chính quyền, cơ quan yêu cầu sử dụng và không biết nên giữ lại ứng dụng nào vì điện thoại có đến 3 app phục vụ cho công tác khai báo, truy vết,…”

Giải pháp thiết thực cho app chống dịch

Có nhiều ứng dụng phòng chống dịch sẽ khiến người dân lúng túng và không biết chính xác nên sử dụng ứng dụng chống dịch nào. 

Phó Thủ tướng nói gì?

Chiều ngày 10/9/2021 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu trong thời gian tới chỉ có duy nhất một ứng dụng công nghệ phục vụ công tác phòng chống dịch, đảm bảo thuận tiện cho người dân sử dụng, đáp ứng yêu cầu đầy đủ về thông tin và dữ liệu. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Ứng dụng, giải pháp phải thuận tiện để người dân sử dụng và phục vụ thiết thực trong việc phòng, chống dịch”.

Các thông tin về lịch sử tiếp xúc, đi lại, nơi cư trú,... của người dân được quản lý tập trung, thống nhất và chỉ phục vụ mục đích phòng chống dịch, đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, không sử dụng vào bất kỳ mục đích khác.

Phó Thủ tướng nói gì khi có quá nhiều ứng dụng phòng chống dịch COVID-19

Phó Thủ tướng nói gì khi có quá nhiều ứng dụng phòng chống dịch COVID-19

Áp dụng điện toán đám mây, hệ thống lưu trữ thông tin và giải pháp IoT

Trong thời gian gần đây, điện toán đám mây đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy tính, thay đổi cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên, cơ cấu vận hành, lưu trữ và xử lý thông tin. Việc ứng dụng IoT từ thiết bị cảm biến tới nền tảng quản lý điện toán đám mây là một bước đột phá trong Y tế thông minh, đã làm thay đổi đáng kể ngành “công nghiệp chăm sóc sức khỏe”. 

Áp dụng điện toán đám mây và giải pháp IoT

Áp dụng điện toán đám mây và giải pháp IoT

Tích hợp điện toán đám mây và Blockchain là hướng phát triển trong tương lai cho ngành Y tế, sự kết hợp giữa IoT và theo dõi bệnh nhân từ xa với thời gian thực cho phép bệnh nhân chủ động kiểm soát và linh hoạt theo dõi tình trạng sức khỏe. Hơn nữa, nền tảng công nghệ IoT cho phép các bác sĩ theo dõi dữ liệu dễ dàng về tình hình sức khỏe của bệnh nhân theo thời gian thực. 

Có thể nói, việc sử dụng ứng dụng phòng chống dịch kết hợp điện toán đám mây và giải pháp IoT sẽ giúp người quản lý dễ dàng theo dõi và phân tích dữ liệu chính xác. Nếu bạn đang quan tâm đến giải pháp IoT thì hãy liên hệ với Sbiz.vn để trao đổi kỹ hơn.


trong Tin tức
Những chỉ số ảnh hưởng đến quản lý chất lượng toàn diện của doanh nghiệp
Ứng dụng quản lý chất lượng toàn diện là điều mà nhiều doanh nghiệp hướng đến nhằm cải tiến quy trình. Tìm hiểu các chỉ số liên quan và quy trình áp dụng.