Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa - Đâu mới là chân lý?
Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), đâu mới là công nghệ làm chủ quản trị chuỗi cung ứng trong tương lai?

Trong thời đại này, công nghệ đang ngày càng phát triển và dần cắm rễ vào chuỗi tiến hóa của nhân loại. Không thể không kể tới 2 đại diện nổi bật trong số chúng: trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT). Vậy, xét về dài hạn, đâu mới là chân lý của việc quản trị chuỗi cung ứng trong tương lai?

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là một ngành công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Đây là sản phẩm trí tuệ do con người đã lập trình để tạo nên với mục đích giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như một bộ óc người thật.

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Công nghệ trí thông minh nhân tạo được ứng dụng các hệ thống học máy, giúp máy tính mô phỏng trí tuệ của con người trong các tình huống như: suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, giao tiếp bằng ngôn ngữ và tiếng nói, có khả năng tự thích nghi,... Từ đó, AI sẽ tự thiết lập mục tiêu và không ngừng cải thiện các phương thức vận hành từ những dữ liệu được ghi nhận trong quá khứ. Cho đến khi chúng tìm được phương thức tối ưu và hiệu quả hơn để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra.

Phân biệt AI và IoT

Có 4 nhân tố chính chi phối sự đối lập của trí thông minh nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), chi tiết được thể hiện ở bảng dưới đây:

Đặc điểm

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Internet vạn vật (IoT)

Điện toán đám mây

- AI được trang bị bởi hệ thống điện toán đám mây cực kỳ mạnh mẽ. Điều này đã cho phép máy tính có khả năng đọc, suy nghĩ và phản ứng như một con người. 

- Hệ thống này giúp cho các cỗ máy phân tích các thông tin dữ liệu trong quá khứ, xác định được các quy luật và đưa ra các quyết định thích hợp trong thực tại.

Nhờ vậy, công nghệ AI sẽ loại bỏ được những lỗi do sơ suất do con người gây ra.

- IoT được dùng để cải thiện năng suất và là thành phần phụ trợ cho điện toán đám mây. 

- Công nghệ này sẽ tạo ra một số lượng data khổng lồ và điện toán đám mây sẽ dẫn đường cho những số liệu này đến được nơi cần đến.

Học hỏi từ dữ liệu

Hệ thống sẽ tự học từ những lỗi hoặc những hoạt động được thực hiện trong lịch sử vận hành. 

Sau đó, chúng sẽ tự động cải tiến để vận hành tốt hơn vào những lần kế tiếp.

Những thông tin đã được truyền đi trong mạng lưới IoT sẽ được trữ lại trong một vùng dữ liệu và sẵn sàng để được chia sẻ lại nếu cần.


Định giá

Các chi phí như:

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng;

  • Phần cứng;

  • Các chương trình

  • Chứng chỉ,...

có thể dao động trong khoảng từ 100-300 ngàn đô tùy mức độ yêu cầu của doanh nghiệp và độ phức tạp của hệ thống.

Internet vạn vật có định giá thấp hơn 50 ngàn đô ở cùng những chi phí vận hành như AI.

Độ bao phủ

Độ phủ của AI có thể sẽ gặp những khó khăn nếu gặp những hệ thống phức tạp.

Do đặc điểm dựa trên cấu trúc nền tảng đám mây nên Internet vạn vật có độ phủ tốt nhiều hơn so với trí tuệ nhân tạo.

Bảng phân biệt AI và IoT

Xu hướng tích hợp trí tuệ nhân tạo trong quản trị chuỗi cung ứng

AI có mặt từ rất sớm nhưng tiềm năng xử lý những vấn đề phức tạp liên quan đến lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng vẫn chưa được khai thác triệt để. Trong thực tế, AI đang được từng bước tích hợp vào trong chuỗi quản trị chuỗi cung ứng để giải quyết các vấn đề như: quản trị hàng tồn kho, lên kế hoạch thu mua, sắp đặt trang thiết bị hoặc hợp nhất vận tải và sắp xếp lịch trình.

Quản trị hàng tồn kho

Các nhà kho tự động tích hợp AI là giải pháp giảm thiểu rủi ro, đồng thời giúp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Công nghệ này có thể thực hiện phần lớn các tác vụ như: dự đoán nhu cầu, thay đổi lộ trình hàng hóa đang vận chuyển, chỉnh sửa đơn hàng, giao tiếp với các trí thông minh nhân tạo khác nhằm tối ưu hoá quá trình vận chuyển giữa các kho,… 

AI hỗ trợ quản trị hàng tồn kho hiệu quả

AI hỗ trợ quản trị hàng tồn kho hiệu quả

Tính linh hoạt của trí thông minh nhân tạo có khả năng định hình lại mô hình quản lý kho truyền thống.

Thiết kế mạng lưới vận tải

Giải thuật di truyền đã trở thành dạng kỹ thuật AI phổ biến được ứng dụng để giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế mạng lưới vận tải như: kế hoạch hệ thống vận tải, lịch trình di chuyển, hợp nhất vận tải, liên kết đa phương tiện cùng mạng lưới đường đi hoặc mạng lưới đường ống phân phối gas,… 

Quản lý thu mua và cung ứng

AI có thể hỗ trợ các nhà quản lý thu mua trong việc đánh giá hiệu quả của các nhà cung cấp tiềm năng, tăng khả năng trao đổi thông tin giữa 2 đối tác và rút ngắn thời gian ra quyết định. 

Công nghệ AI giúp rút ngắn quá trình thu mua và cung ứng

Công nghệ AI giúp rút ngắn quá trình thu mua và cung ứng

Trí tuệ nhân tạo còn có thể tự động hóa quy trình tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng thông qua danh mục sản phẩm trực tuyến. Bằng việc đánh giá các nhà cung cấp thông qua nhiều thuộc tính, sau sàng lọc những đơn vị đủ tiêu chuẩn và hoàn thành những đơn hàng.

Hoạch định và dự báo nhu cầu

Kỹ thuật công nghệ AI đã đề xuất phương pháp khớp mẫu trong khuôn khổ hệ thống kết hợp với khả năng chuyên môn của con người và kỹ thuật khai thác dữ liệu để dự đoán nhu cầu cho sản phẩm trong thời đại mới.

Thu gom đơn hàng

Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI có thể phân công công nhân đến những vùng cụ thể của những đơn hàng. Đồng thời, chúng được thiết kế để điều khiển tốc độ băng chuyền giúp tối thiểu hóa thời gian xếp hàng và tối đa hóa lượng thu gom đơn hàng.

Quản trị quan hệ khách hàng

Thông qua AI, các nhà quản trị có thể xem xét, đánh giá những tương tác của khách hàng thông qua mạng xã hội và sau đó kết hợp với marketing truyền miệng về sản phẩm và dịch vụ của họ.

Quản trị quan hệ khách hàng hoàn toàn có thể kiểm soát bằng AI

Quản trị quan hệ khách hàng hoàn toàn có thể kiểm soát bằng AI

>>> Tự động hóa công nghiệp là gì? Tìm hiểu về các lợi ích mang lại

Có thể thấy, trí tuệ nhân tạo là ứng dụng công nghệ có độ phủ sóng rộng khắp trong mọi lĩnh vực. Trong quản trị chuỗi cung ứng, AI có thể hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ tình hình kinh doanh theo thời gian thực, dự đoán xu hướng, ra chiến lược, phân bổ kế hoạch đồng thời đảm bảo việc tiến độ công việc diễn ra một cách hiệu quả và thông minh nhất.

trong Tin tức
Vai trò của chuyển giao công nghệ trong thời đại 4.0
Chuyển giao công nghệ là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.