Sai lầm khi không kiểm soát và quản lý tài sản cố định
Quản lý tài sản cố định đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp? Các biện pháp quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp.

Quản lý tài sản cố định là một trong những công việc được đánh giá mang tính bắt buộc, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Để thực hiện tốt điều này, doanh nghiệp cần hiểu rõ tài sản cố định gồm những loại nào cũng như lựa chọn được biện pháp quản lý phù hợp. Cùng Sbiz.vn tìm hiểu cụ thể hơn về những vấn đề này trong bài viết dưới đây! 

Tài sản cố định của doanh nghiệp gồm những loại nào? 

Như đã đề cập ở trên, để quản lý tài sản cố định hiệu quả thì trước tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ tài sản này là gì và bao gồm những loại nào.

Theo đó, tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản mang giá trị lớn, được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp (nhiều hơn 1 năm) và sẽ bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng. 

Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm 2 loại:

  • Tài sản cố định dạng hữu hình:

    • Là những tài sản được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp mà vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu, thỏa mãn một số điều kiện như: doanh nghiệp có thể có được lợi ích từ việc sử dụng tài sản, có thời gian sử dụng nhiều hơn 1 năm, tài sản có nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên. 

Tìm hiểu về phân loại của tài sản cố định trong doanh nghiệp

Tìm hiểu về phân loại của tài sản cố định trong doanh nghiệp

  • Bao gồm: các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị, nhà cửa,...   

  • Tài sản cố định dạng vô hình: 

    • Là những tài sản không mang hình thái vật chất, chúng tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng được các điều kiện của tài sản cố định, thể hiện được một khoản chi phí, giá trị đầu tư nhất định mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được. 

    • Bao gồm: các chương trình phần mềm, quyền sử dụng đất, bản quyền tác giả, bằng phát minh,... 

Quản lý tài sản cố định đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?

Để có thể hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của việc quản lý tài sản cố định đối với doanh nghiệp, chúng ta sẽ cùng tham khảo một ví dụ nhỏ sau:

Nếu doanh nghiệp đang sở hữu 3 chiếc máy in thì chỉ cần một quyển sổ để ghi chép về số lần sửa chữa, chi phí bảo trì máy mỗi tháng,... là đủ. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp sở hữu 300 chiếc máy in được đặt tại nhiều nơi khác nhau, liệu doanh nghiệp còn có thể cập nhật, kiểm soát tốt các thông tin bằng việc ghi chép trên sổ không? 

Như vậy, một cách khái quát có thể thấy, trường hợp doanh nghiệp có quá nhiều tài sản cố định và được phân bổ ở nhiều nơi khác nhau thì việc đưa ra một hệ thống quản lý để theo dõi, cập nhật, kiểm soát thông tin tài sản là vô cùng cần thiết, giúp doanh nghiệp có thể: 

  • Nâng cao năng suất, đảm bảo tính minh bạch, chặt chẽ. Hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp thu thập thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác và chi tiết hơn trong thời gian ngắn.

  • Tăng độ chính xác bằng cách loại bỏ những sai sót không đáng có do các lỗi trong quá trình làm việc của con người.

  • Tổ chức các danh mục tài sản của doanh nghiệp một cách hợp lý.

Hệ thống quản lý tài sản giúp doanh nghiệp tổ chức danh mục tài sản hợp lý

Hệ thống quản lý tài sản giúp doanh nghiệp tổ chức danh mục tài sản hợp lý

  • Đo lường, giám sát các chi phí vòng đời tài sản hiệu quả. 

  • Đẩy mạnh sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. 

Các biện pháp quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, kết quả đôi khi sẽ thật tệ nếu doanh nghiệp cứ mãi đi theo một lối mòn của cách thức quản lý thủ công, nhập liệu, lưu trữ thông tin một cách thụ động, sử dụng những tập tin cũ với tính chính xác không cao! Để không bị tụt hậu, bên cạnh một quy trình quản lý tài sản cố định hiệu quả thì việc lựa chọn một công cụ hỗ trợ thông minh, phù hợp là điều mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý. SmartBiz IoT với khả năng tự động hóa quy trình sẽ là lựa chọn tối ưu, giúp:

  • Đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong việc kiểm tra, kê khai trước cơ quan Nhà nước thông tin về tài sản doanh nghiệp. 

  • Kiểm soát hiệu suất và tối ưu hóa hoạt động của tài sản, giúp giám sát và theo dõi chặt chẽ hoạt động của lượng lớn tài sản cố định ở nhiều vị trí khác nhau, đồng thời cải thiện khả năng bảo trì thiết bị theo phương pháp bảo trì dự đoán.

  • Đảm bảo tính toàn vẹn, bảo mật cho dữ liệu.

  • Giúp tính toán một cách chính xác và hiệu quả chi phí khấu hao tài sản cố định nhờ thông tin luôn được tự động cập nhật chính xác, quản lý chặt chẽ theo từng thời điểm.

  • Quản lý tài sản cố định với SmartBiz IoT giúp nhà quản trị luôn nắm bắt được tình hình tài sản, từ đó xác định chính xác thời điểm phù hợp cần lên kế hoạch mua mới cho doanh nghiệp. 

SmartBiz IoT với khả năng tự động hóa quy trình quản lý, giúp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản cố định

SmartBiz IoT với khả năng tự động hóa quy trình quản lý, giúp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản cố định

  • Tiết kiệm thời gian, ngân sách hiệu quả cho doanh nghiệp. 

>>> Tìm hiểu chi tiết: SmartBiz IoT - Giải pháp quản lý và bảo trì tài sản sản xuất hiệu quả nhất hiện nay   

Tóm lại, quản lý tài sản cố định có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Bởi chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn và kế hoạch trong tương lai của tổ chức. Nếu trước đây, việc quản lý tài sản cố định chỉ xoay quanh những thao tác thụ động, tập tin cứng nhắc, không có tính cập nhật và dễ sai sót thì hiện nay, các nhà quản trị đang dần hướng đến mục tiêu tự động hóa quy trình quản lý, thông tin, dữ liệu luôn được cập nhật liên tục, chính xác theo thời gian thực với tính bảo mật cao. 

Có thể thấy, đây là xu hướng phát triển tất yếu theo hướng 4.0 của các nhà quản trị trong khâu quản lý hiện nay, giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn cụ thể hơn về nền tảng SmartBiz IoT trong quản lý tài sản cố định, vui lòng liên hệ ngay với Sbiz.vn để được hỗ trợ thông tin chi tiết nhanh chóng nhất!


trong Tin tức
Chỉ số OEE là gì mà doanh nghiệp nào cũng quan tâm?
OEE là gì? Tính chỉ số OEE như thế nào? Đâu là nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số OEE? OEE giúp doanh nghiệp hạn chế những tổn thất gì?