Quản lý sản xuất với IoT và AI - Cánh tay đắc lực của doanh nghiệp
Doanh nghiệp làm chủ chuỗi quản lý sản xuất hiệu quả với Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo. Tại sao không?

Mục đích cuối cùng trong quy trình sản xuất chính là tối ưu hóa lợi nhuận thu về. Để đạt được điều này, doanh nghiệp chắc hẳn sẽ đặt kỳ vọng vào các công đoạn trước đó bao gồm: chi phí sản xuất cạnh tranh, chất lượng tối ưu và quản lý sản xuất hiệu quả

Tầm quan trọng của phần mềm quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Tồn đọng trong bài toán cân đối chi phí – chất lượng – sản lượng ở đây chính là nguồn thông tin xác đáng, số liệu sản xuất trong thời gian thực và các thông tin thị trường cần thiết chưa được cung cấp đầy đủ. Một khi doanh nghiệp nắm rõ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, đồng thời phân tích rõ được các nguồn lực nội tại, để từ đó lập kế hoạch sản xuất phù hợp thì khả năng tối ưu hóa các nguồn lực và cân đối được các nhân tố trên sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Quản lý sản xuất hiệu quả giúp tăng năng suất, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, tối ưu hóa nguồn lực

Quản lý sản xuất hiệu quả giúp tăng năng suất, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, tối ưu hóa nguồn lực

Nhiều đơn vị có quy mô sản xuất nhỏ, quản lý sản xuất theo hướng truyền thống vẫn không quá ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời đại mà khoa học - công nghệ phát triển không ngừng, cạnh tranh giữa các sản phẩm ngày một khốc liệt, để có những bước tiến dài trong việc mở rộng quy mô kinh doanh,... lại trở thành một việc “quá sức” với mô hình cũ. 

Vì thế, doanh nghiệp ngày nay dồn lực cho các hệ thống phần mềm quản lý sản xuất, với mong muốn tăng năng suất, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, tối ưu hóa nguồn lực.

Phần mềm quản lý sản xuất sẽ gồm nhiều phân hệ với khả năng tương thích cao

Phần mềm quản lý sản xuất sẽ gồm nhiều phân hệ với khả năng tương thích cao

Phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả sẽ gồm nhiều phân hệ với nhiều tính năng phục vụ mọi nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp. Phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát quá trình sản xuất một cách tối ưu. Sở hữu phần mềm giúp doanh nghiệp thực hiện các tính năng sau:

  • Tính giá thành sản phẩm.

  • Khai báo và quản lý BOM.

  • Hoạch định nhu cầu vật tư.

  • Liên tục cập nhật và kiểm soát tiến độ sản xuất.

  • Thống kê sản lượng theo kế hoạch sản xuất, vận hành quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.

  • Kiểm soát tiêu hao vật tư,… 

Từ đó, nhà quản trị hoàn toàn kiểm soát rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động quản lý sản xuất hiệu quả.

Các yếu tố cần có trong xây dựng hệ thống quản lý sản xuất hiệu quả

Các nhân tố cần được xem xét và kiểm soát tốt để đảm bảo chất lượng quản lý sản xuất hiệu quả bao gồm:

  • Thông tin đầu vào (KPIV).

  • Quá trình sản xuất (Process).

  • Thông tin của sản phẩm xuất kho (KPOV).

  • Những nhân tố có mặt trong quá trình hình thành sản phẩm được thể hiện qua khái niệm 4M+E.

Mô hình 4M+E

Mô hình 4M+E

M1 – Material: Nguyên liệu đầu vào trong sản xuất.

M2 – Man: Nhân công, người phụ trách vận hành máy móc.

M3 – Machine: Thiết bị, máy móc sử dụng trong sản xuất, công nghệ sử dụng.

M4 – Method: Những phương pháp quản lý chất lượng.

E – Environment: Môi trường ngoại vi tham gia vào quá trình sản xuất như nhiệt độ, độ ẩm không khí,...

Nên lựa chọn phần mềm quản lý nào cho phù hợp?

Tùy vào mô hình kinh doanh và đặc thù của sản phẩm mà doanh nghiệp dựa vào đó để chọn phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả:

- Nếu chất lượng thành phẩm phụ thuộc lớn nhất từ yếu tố Material (nguyên vật liệu, vật tư) thì doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản trị nguồn lực ERP. Cụ thể là phân hệ mua bán và quản lý tồn kho để truy xuất thông tin mua hàng gồm: ngày mua, ngày nhập kho, thời gian tồn kho, hạn sử dụng của nguyên liệu.

Nếu chất lượng thành phẩm phụ thuộc lớn nhất từ yếu tố Material thì doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP

Nếu chất lượng thành phẩm phụ thuộc lớn nhất từ yếu tố Material thì doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm ERP

- Nếu chất lượng thành phẩm chịu chi phối lớn nhất từ yếu tố Man (con người) các nhà quản trị cần sử dụng phần mềm quản lý nhân sự chuyên sâu. Phần mềm này sẽ bao gồm những tính năng nổi bật như:

  • Theo dõi các thông tin về nhân viên trong doanh nghiệp.

  • Quản lý về năng lực, kết quả công việc của nhân sự.

  • Đào tạo, tuyển dụng nhân sự.

  • Thiết lập các chính sách đãi ngộ, thúc đẩy động lực.

  • Tổng hợp và phân tích các đặc điểm có xu hướng của những yếu tố ảnh hưởng đến cá nhân mà hệ lụy là tác động đến chất lượng của sản phẩm.

- Khi yếu tố Machine (máy móc, công nghệ) chiếm vai trò trọng yếu, doanh nghiệp cần lựa chọn phần mềm quản lý những thiết bị này. Thông qua phần mềm đọc và kết nối các thông tin từ các PLC, doanh nghiệp có thể dễ dàng giám sát được các việc như:

  • Quá trình sản xuất.

  • Chất lượng từng sản phẩm.

  • Tình trạng từng máy móc.

  • Thời gian sản xuất.

  • Điều phối lượng nguyên vật liệu nhập kho.

Hướng dẫn triển khai phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả

Để có thể triển khai phần mềm quản lý sản xuất hiệu quả, hệ thống vận hành của doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

- Các nhà quản trị cần quyết tâm, giám sát chặt chẽ trong quá trình áp dụng phần mềm, luôn theo dõi quá trình thay đổi của tổ chức.

- Đơn vị triển khai cần thực hiện tốt công tác truyền thông để mọi nhân sự nhận thức đúng về lợi ích của phần mềm trước khi sử dụng.

- Mọi dữ liệu phải được đưa lên hệ thống càng sớm càng tốt để có thể phân tích, đề ra cảnh báo khi xảy ra những bất cập tức thời.

Các nhà quản trị cần quyết tâm, giám sát chặt chẽ trong quá trình áp dụng phần mềm

Các nhà quản trị cần quyết tâm, giám sát chặt chẽ trong quá trình áp dụng phần mềm

- Doanh nghiệp có thể lấy dữ liệu từ các thiết bị sản xuất thông qua màn hình HMI hoặc bộ điều khiển PLC của máy. Tuy nhiên, không phải thiết bị nào cũng có sẵn các kết nối nên doanh nghiệp cần phải thay màn hình HMI hay nâng cấp bộ điều khiển PLC của máy.

- Thông số môi trường là dữ liệu rất lớn nên cần lựa chọn lưu trữ trên đám mây, song có thể dẫn đến tăng chi phí và giảm tính bảo mật.

- Quản lý nguyên liệu, thời gian đầu triển khai ERP sẽ gây nhiều tốn kém nhưng hiệu quả trong dài hạn sẽ thu được nhiều hơn rất nhiều.

- Toàn bộ quy trình kiểm soát chất lượng cần được chuẩn hóa bằng tài liệu rõ ràng. Từ đó các nhà quản trị có thể xác định dữ liệu cùng những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Quy trình sử dụng phần mềm quản lý sản xuất cần được xây dựng chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu để nhân viên có thể dễ dàng làm quen, vận hành hiệu quả.

- Bộ phận phụ trách trong nhà máy cần phải liên lạc định kỳ với đơn vị phát triển phần mềm để đảm bảo mọi việc được đi đúng hướng.


Tóm lại, quản lý sản xuất hiệu quả thông qua các phần mềm hiện đại giúp doanh nghiệp tối ưu hóa về chi phí và đạt được chất lượng thành phẩm tuyệt vời trong thời gian lý tưởng. Từ đó có thể thấy, việc chuyển giao công nghệ đương thời dành cho mọi doanh nghiệp nói chung và những đơn vị sản xuất truyền thống nói riêng là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Liên hệ Sbiz.vn ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết về cách tối ưu hóa dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp nhé!

trong Tin tức
Phần mềm Odoo có thực sự “trên cơ” SAP, Oracle và Epicor?
Phần mềm Odoo có thực sự mang nhiều tính năng với khả năng tích hợp hơn SAP, Oracle và Epicor?